Hướng dẫn sử dụng bộ lưu điện UPS để bảo vệ thiết bị điện của bạn với những bước cơ bản

(Cập nhật: 9/6/2024 11:15:50 AM)

Hướng dẫn sử dụng bộ lưu điện UPS để bảo vệ thiết bị điện của bạn với những bước cơ bản

Có một giải pháp hiệu quả để đảm bảo thiết bị điện của bạn luôn được hoạt động trong trường hợp mất điện là sử dụng bộ lưu điện (UPS). UPS là một thiết bị quan trọng giúp cung cấp nguồn điện dự phòng, giúp bảo vệ thiết bị điện khỏi nguy cơ hỏng hóc do mất điện đột ngột. Trong bài viết này, Chợ Công Nghệ sẽ hướng dẫn sử dụng bộ lưu điện UPS với những bước cơ bản, từ kết nối đến bật/tắt UPS và theo dõi trạng thái hoạt động. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để đảm bảo sự an toàn cho thiết bị điện của bạn!

Bộ lưu điện là gì?

Bộ lưu điện – UPS (Uninterruptible Power Supply) là một thiết bị lưu trữ điện năng dự phòng, cấp nguồn liên tục cho các thiết bị điện trong trường hợp nguồn điện lưới xảy ra sự cố mất điện, chập chờn hay tăng giảm điện áp đột ngột… UPS sẽ đảm bảo duy trì nguồn điện trong một khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế để thiết bị tiếp tục vận hành ổn định cho đến khi được tắt đúng cách, hoặc máy phát điện hoạt động. Điều này giúp người sử dụng tránh được tình trạng hư hỏng của thiết bị và lưu trữ kịp thời những thông tin dữ liệu quan trọng.

Bộ lưu điện Santak TG500 Offline - UPS Santak 500VA 300W

Công năng của bộ lưu điện

UPS được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

- Ứng dụng trong phòng máy - server: Máy tính và máy chủ là những thiết bị lưu giữ dữ liệu quan trọng của công ty, doanh nghiệp. Bộ lưu điện UPS giúp đảm bảo không có gián đoạn nguồn điện đột ngột, từ đó tránh hư hỏng và mất dữ liệu quan trọng.

- Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp: Các xưởng công nghiệp thường hoạt động với số lượng máy móc lớn, tiêu thụ điện năng liên tục. UPS công nghiệp được sử dụng để lưu trữ điện năng và duy trì hoạt động của các thiết bị máy móc, tránh gián đoạn và hỏng hóc.

- Ứng dụng trong đời sống sinh hoạt: Bộ lưu điện cũng được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt, đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định cho các thiết bị điện như đèn chiếu sáng, tủ lạnh hay thang máy.

- Ứng dụng trong y khoa - bệnh viện: Bộ lưu điện đóng vai trò quan trọng trong y khoa, đảm bảo hoạt động của các thiết bị máy móc như phân tích siêu âm, xét nghiệm, chụp X-quang, đồng thời đảm bảo phục vụ bệnh nhân một cách tối ưu và an toàn nhất.

- Ứng dụng trong giao thông: Hệ thống chiếu sáng, camera giao thông, đèn tín hiệu giao thông cũng cần đạt được nguồn điện liên tục để đảm bảo hoạt động giao thông diễn ra bình thường và an toàn.

- Ứng dụng trong ngân hàng: Các ngân hàng sử dụng UPS để đảm bảo hoạt động của hệ thống máy tính, hệ thống ATM, đồng thời đảm bảo các giao dịch diễn ra bình thường, tránh mất dữ liệu hoặc các sự cố khác.

Hướng dẫn sử dụng bộ lưu điện

1. Để sử dụng lưu điện đúng cách, bạn cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Lựa chọn vị trí có không gian thoáng gió, tránh những nơi có nhiều bụi bẩn và bụi kim loại, để đảm bảo máy thoát nhiệt dễ dàng và tránh hiện tượng quá nóng gây hư hỏng.

- Không để các vật cản như giấy tờ, vật dụng che khuất các lỗ thoát nhiệt của máy. Nên để khoảng cách trên 40cm xung quanh bộ lưu điện, thậm chí khi đặt thiết bị lên thảm mềm cũng cần tránh che khuất các lỗ thoát nhiệt.

- Tránh đặt bộ lưu điện ở những nơi có độ ẩm cao, gần nguồn nước, nơi có hóa chất hay nước biển, để đảm bảo bộ lưu điện không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và các yếu tố gây ăn mòn.

- Không đặt bộ lưu điện gần nguồn nhiệt, ánh sáng mặt trời trực tiếp, để tránh tình trạng máy quá nóng hoặc bị tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, gây hư hỏng hoạc giảm tuổi thọ của bộ lưu điện.

Nên lưu ý đúng các quy định trên để đảm bảo hoạt động ổn định và độ bền của bộ lưu điện trong thời gian sử dụng.

Bộ lưu điện Santak TG 750 PRO (750VA/300W)

2. Kết nối nguồn điện

- Nên sạc điện lưới khoảng 16h cho bộ lưu điện trong các trường hợp sau:

  • Trước khi cắm tải vào thiết bị lưu điện cho lần sử dụng đầu tiên.
  • Ngay sau mỗi lần cúp điện và bộ lưu điện đã chạy bằng nguồn ắc quy.
  • Bộ lưu điện được lưu kho hoặc không hoạt động trong hơn 1 tháng.

- Nên tắt nguồn bộ lưu điện vào cuối mỗi ngày sử dụng hoặc khi không sử dụng đến.

- Phải tắt nguồn theo đúng trình tự của nó:

  • Tắt các thiết bị được cắm vào UPS trước.
  • Sau đó tắt bộ lưu điện.
  • Cuối cùng là tắt cầu giao điện.
  • Trong môi trường có máy lạnh ổn định, nên để bộ lưu điện hoạt động bằng ắc quy ít nhất một lần trong khoảng 6 tháng.

- Trong các khu vực không có điều hòa nhiệt độ ổn định, nên để bộ lưu điện chạy bằng nguồn ắc quy ít nhất một lần trong khoảng 3 tháng để đảm bảo chất lượng.

- Không nên để UPS hoạt động bằng nguồn ắc quy cho đến khi ắc quy cạn kiệt điện và UPS tự động tắt.

- Khi thiết bị lưu điện đã xả cạn hết điện trong ắc quy, không nên cố khởi động lại để hoạt động bằng nguồn ắc quy mà cần sạc điện lại cho UPS trước khi sử dụng lại.

- Không nên cắm các thiết bị tải như động cơ, máy in, quạt... vào bộ lưu điện Offline, mà nên cắm trực tiếp với nguồn điện lưới.

3. Sử dụng chức năng bật/tắt UPS 

- Để bật nguồn bộ lưu điện, làm theo các bước sau:

  • Kết nối nguồn điện vào bộ lưu điện.
  • Phần mềm WinPower sẽ tự động chuyển bộ lưu điện về chế độ pass by.
  • Nhấn giữ nút Power on trong khoảng 3-5 giây để khởi động bộ lưu điện.
  • Hệ thống đèn báo trạng thái sẽ hiển thị và kiểm tra theo thứ tự từ 1 đến 6. Sau đó, các đèn này sẽ lần lượt tắt đi.
  • Đèn báo nguồn điện sẽ cho thấy bộ điện lưu đang hoạt động bình thường, và trong trường hợp nguồn điện không ổn định, bộ lưu điện sẽ sử dụng nguồn điện từ bình ắc quy.

Lưu ý: Đối với lần sử dụng đầu tiên, cần sạc đầy bộ lưu điện từ 8 đến 16 tiếng theo yêu cầu của nhà sản xuất.

- Để tắt nguồn bộ lưu điện, làm theo các bước sau:

  • Tắt nguồn của các máy móc, thiết bị đang sử dụng nguồn điện từ bộ lưu điện trước.
  • Nhấn giữ nút Power off của bộ lưu điện trong khoảng 3-5 giây.
  • Hệ thống đèn báo của bộ lưu điện sẽ kiểm tra bằng cách chiếu sáng từ vị trí từ 1 đến 6, sau đó sẽ tắt hẳn.
  • Đèn báo nguồn của bộ lưu điện sẽ tắt, đồng nghĩa với việc đầu ra của bộ lưu điện không còn nguồn điện, và cầu dao điện được ngắt.

Nên thực hiện quy trình đúng trình tự: Tắt các thiết bị ngoại vi nối với bộ lưu điện trước đó, sau đó tắt bộ lưu điện, cuối cùng là tắt cầu giao điện.

4. Sử dụng thiết bị điện với nguồn điện từ bộ lưu điện UPS

Bây giờ, bạn có thể sử dụng các thiết bị điện như máy tính, máy chủ, đầu ghi hình, điện thoại và các thiết bị khác được kết nối vào đầu ra của bộ lưu điện UPS. Khi nguồn điện từ ổ cắm tường bị mất điện, bộ lưu điện UPS sẽ tự động chuyển nguồn điện từ bình ắc quy để duy trì nguồn điện cho các thiết bị của bạn trong thời gian ngắn, giúp đảm bảo hoạt động liên tục của các thiết bị điện quan trọng.

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được loại UPS phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng, giúp duy trì nguồn điện liên tục cho các thiết bị và hệ thông điện hiệu quả hơn. Hãy tham khảo các sản phẩm Bộ lưu điện (UPS) tại đây.

Tin tức khác

Bài viết nhiều người xem nhất

Bài viết mới nhất

Review công nghệ

Thiết kế © 2018 Bản quyền Chợ Công Nghệ
Gọi mua hàng